RSS

Quy Y Phật là gì ? – Thích Chân Quang

19 Th12

Quy Y Phật là gì ?

                                                  Tỳ Kheo Thích Chân Quang

Phật là ai? Phật được dịch nghĩa là Đấng giác ngộ. Đấng giác ngộ là ai ? Từ vô lượng kiếp xưa, Ngài cũng là người như mọi người mà kiếp cuối cùng trở thành Đức Phật còn gọi là Phật Thích Ca. Nhưng trong vô lượng kiếp, Ngài đã sống với lòng từ bi vô lượng, luôn luôn thương yêu trất cả chúng sinh và làm lợi ích cho chúng sinh không bao giờ mệt mỏi. Song song với việc sống, với lòng từ bi và làm lợi ích cho chúng sinh, Ngài luôn luôn nổ lực trong việc thực hành Thiền định. Hai yếu tố Thiền định và lòng từ bi đã tạo thành công đức tích lủy từ kiếp này sang kiếp khác cho đến vô lượng kiếp như vậy. Và ở duyên cuối cùng, nơi quả vị chín muồi này, Ngài đã trở thành một Đấng giác ngộ. Đôi khi chúng ta hiểu một cách đơn giản như vậy, nhưng thật ra sự giác ngộ này chứa đựng một giá trị tâm linh vô cùng to lớn. Chúng ta không thể dùng ngôn từ của thế gian để diển tả cho sự giác ngộ tột cùng này. Khi vô minh hoàn toàn chấm dứt, trí tuệ bừng sáng, Ngài đủ sức mạnh thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, không một nghiệp lực nào có thể chi phối buộc Ngài phải trầm luân trở lại. Nơi sự giác ngộ này, cái chấp ngã kiên cố ngàn đời tan vở và biến mất, tâm Ngài phủ trùm vạn vật, trở thành chung đồng, chan hoà với tất cả chúng sinh. Cho nên ý nghĩa của sự giác ngộ này thật lớn lao vĩ đại, mà những ngôn từ bình thường của thế gian chỉ có thể gợi ý cho chúng ta chứ không thể nào diển tả đầy đủ được. Tuy Ngài đã giác ngộ, nhưng ở thế giới loài người đã ít biết đến Ngài trừ một số ít người có duyên với Ngài. Nhưng trong mười phương cỏi khác tất cả đều tôn vinh, ca ngợi, xưng tụng Ngài là Đấng chánh giác, là chổ dựa, là bậc Thầy của tất cả chúng sinh. Ở đây chúng ta thấy rỏ điều này, Đức Phật không phải là một vị thần linh từ một cỏi nào đến để có thể ban phước, giáng họa, Đức Phật cũng không phải là một Thượng đế đã tạo nên tất cả. Trong đạo Phật không co khái niệm thần quyền, tức là thượng đế đã tạo nên tất cả. VỚI sao? VỚI Đức Phật dạy rất kỹ rằng tất cả mọi điều đều do nhiều nhân duyên, do nhiều yếu tố hợp thành. Không có điều gì tự trở thành nên không hề có điều gọi là Đấng Thượng đế để có thể tạo nên tất cả. Do đó lời Đức Phật nói rất phù hợp với sự tiến bộ của khoa học. Hàng ngàn năm trôi qua, khoa học càng tiến bộ, thì lời nói của Đức Phật càng được chứng minh là đúng. Hầu hết các tôn giáo khác đều tin vào thần quyền, các tín đồ cho rằng có một đấng sáng tạo đã tạo ra tất cả, còn Đức Phật là con người, không phải là đấng sáng tạo nên không có gì cao siêu. Chúng ta không tranh cải hơn thua mà chỉ mỉm cười với điều gọi là đấng sáng tạo thật ra chỉ là huyền thoại chứ không thể nào có thật. Vì sao? Vì nếu có một đấng sáng tạo thì không lẽ đấng đó  tạo nên sự đau khổ cho con người như: chiến tranh, bệnh tật, thiên tai, và tội lổi trong lòng con người. Và không thể có một đấng toàn năng nào tạo ra tất cả bằng một cách rất hoàn hảo, có thể nói là ác độc. Do đó chúng ta vũng tin vào lý nghiệp duyên, trong đó tâm lý chúng sinh chính là khởi điểm tạo nên rất nhiều điều trong thế gian này. Và khi chúng ta Quy Y Phật, nghĩa là Quy Y Đấng giác ngộ, là đấng từ một chúng sinh, là một con người trở thành tuyệt đối. Như vậy không có một Đức Phật duy nhất cho toàn thể vuơ trụ mà bất cứ ai đi đúng như con đường Đức Phật dạy đều có thể chứng đạt được, đều trở thành tuyệt đối như Đức Phật. Và đây là một giá trị nhân bản mà không có một triết thuyết tôn giáo nào bằng hoặc hay hơn được. Điểm giá trị cao nhất ở Đấng giác ngộ không phải là một người duy nhất mà mở rộng cho tất cả chúng sinh, cho bất cứ người nào tìm thấy được chân lý, sống hợp, sống đúng với chân lý.

Nơi ý nghĩa Quy Y Phật, chúng ta được dạy rằng từ đây không được tôn thờ tà thần quỹ vật, nghĩa là khi đến đình miếu thờ các vị thần, chúng ta không được xem như đấng mình phải tôn kính tuyệt đối. Chúng ta chỉ cúi đầu đảnh lể trước sự giác ngộ, trước những con người đã giác ngộ, hoặc đang đi trên con đường giác ngộ, giải thoát chứ không cúi đầu đảnh lể trước một người không đi đúng con đường giải thoát , dù đó là một vị thần linh có quyền năng ban phước, giáng hoạ. Chúng ta không sợ hải họ dù chúng ta vẩn kính trọng họ, nhưng chúng ta chỉ kính trọng như kính trọng mọi người trong cuộc sống này, chỉ là tôn trọng chứ không phải tôn thờ. Đó là điều chúng ta được dặn khi Quy Y Phật.

                                                                            Tỳ Kheo Thích Chân Quang

Đọc Thêm

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc)
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn (1)
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn (2)
Lại Chuyện Ruồi Bu của Trần Trung Đạo (Trần Chung Ngọc)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 19, 2009 in Phật Giáo, Thích Chân Quang

 

Nhãn: , ,

Bình luận về bài viết này